Thứ hai 14/04/2025 09:58

Luật Thủ đô 2024: tạo ra “cơ hội mới - giá trị mới”để phát triển Thủ đô

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ths. KTS Lê Hoàng Phương, Giám đốc Trung tâm kiến trúc, quy hoạch Hà Nội – VIUP, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, Bộ Xây dựng cho biết, Hà Nội cần tiếp cận các xu hướng mới về phát triển xanh, phát triển tuần hoàn, phát triển thích ứng và phát triển bền vững để xác định các giải pháp về quy hoạch không gian, phát triển hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và cải thiện chất lượng môi trường đô thị.
Luật Thủ đô 2024: tạo ra “cơ hội mới - giá trị mới”để phát triển Thủ đô
Một góc Khu công nghệ cao Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Phát triển các cơ sở hạ tầng mới tại khu vực đô thị mở rộng, đô thị vệ tinh, đặc biệt là khu vực phía Bắc sông Hồng thuộc Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn với cơ sở hạ tầng hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế.

Hành lang pháp lý bảo vệ môi trường sống cho con người

Ngày 12/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phê duyệt Quy hoạch Thủ đô

Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được lập với "tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội", tạo ra những "cơ hội mới - giá trị mới" để phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" trong ngắn hạn và dài hạn, góp phần đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới, Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Cùng với đó, ngày 27/12/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Quy hoạch xác định cấu trúc phát triển đô thị là vùng đô thị, đa cực, đa trung tâm, với 5 vùng đô thị gồm: vùng đô thị phía Nam sông Hồng, gồm khu vực nội đô lịch sử, nội đô lịch sử mở rộng, khu vực mở rộng đô thị về phía Tây và Nam - Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Trì và một phần thuộc Thanh Oai, Thường Tín, Hà Nội.

Một trong những nội dung chính của Quy hoạch là định hướng phát triển không gian cho Thủ đô Hà Nội với không gian tổng thể, không gian theo khu vực; định hướng phát triển nông thôn, không gian xanh, hành lang xanh, vành đai xanh, nêm xanh; định hướng kiến trúc cảnh quan - thiết kế đô thị tổng thể; định hướng quy hoạch không gian ngầm; định hướng quy hoạch sử dụng đất theo các giai đoạn; định hướng phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật.

TS Nguyễn Thị Thu Nga, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã khẳng định phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến – Văn minh – Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần "cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước"; là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội. Vì Thủ đô Hà Nội là "trái tim", là "đầu tàu, gương mẫu", là trung tâm hành chính mang nhiều yếu tố đặc thù cho nên Thủ đô cần phải có luật riêng mang tính chất đặc thù để cho Thủ đô tận dụng được tối đa các nguồn lực để phát triển xã hội Thủ đô bền vững.

Luật Thủ đô 2024 bảo đảm bao trùm trên mọi mặt phát triển bền vững, tạo hành lang pháp lý để hiện thực hóa quy hoạch Thủ đô. Đặc biệt là hai đồ án quy hoạch chiến lược của Hà Nội gồm: quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Trong các đề án quy hoạch đã chú trọng phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân cũng như việc phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái... việc tìm ra phương án quy hoạch và giải pháp phát triển kinh tế Thủ đô theo hướng bền vững, gắn với không gian xanh, sinh thái và hiện đại là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

TS Nguyễn Thị Thu Nga cho rằng, Luật Thủ đô 2024 đã quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội so với pháp luật hiện hành, tạo thuận lợi cho Thủ đô phát triển. Luật được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả với các cơ chế, chính sách ưu tiên, vượt trội để phát triển Thủ đô, đáp ứng trước những yêu cầu của đất nước bước vào Kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Cần có chương trình đột phá, trọng tâm thực hiện quy hoạch

Ths. KTS Lê Hoàng Phương cho biết, thực hiện Luật Thủ đô 2024, cần có các chương trình đột phá, trọng tâm thực hiện quy hoạch, phát triển liên kết vùng. Cụ thể, xây dựng phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành TP kết nối toàn cầu, ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới về năng lực phát triển kinh tế, trình độ nghiên cứu và triển khai, phát triển văn hóa, điều kiện sống tốt, môi trường đô thị, khả năng tiếp cận và sử dụng giao thông công cộng.

Hà Nội cần tiếp cận các xu hướng mới về phát triển xanh, phát triển tuần hoàn, phát triển thích ứng và phát triển bền vững để xác định các giải pháp về quy hoạch không gian, phát triển hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và cải thiện chất lượng môi trường đô thị. Cải tạo các không gian, cơ sở hạ tầng hiện hữu tại khu vực nội đô để đáp ứng các yêu cầu, điều kiện hợp tác quốc tế, kết nối toàn cầu như không gian cơ sở hạ tầng giao thông kết nối quốc tế; cơ sở hạ tầng tổ chức sự kiện (hội nghị, triển lãm, diễn đàn, cơ sở lưu trú, bảo đảm an ninh, truyền thông)... Phát triển các cơ sở hạ tầng mới tại các khu vực đô thị mở rộng, đô thị vệ tinh, đặc biệt là khu vực phía Bắc sông Hồng thuộc Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn với cơ sở hạ tầng hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế.

Bên cạnh đó, cần tập trung xây dựng Hà Nội là Trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước, là trung tâm văn hóa sáng tạo; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các di tích, công trình kiến trúc có giá trị, trọng tâm là các di sản thế giới, di tích quốc gia, làm nổi bật tính chất linh địa quốc gia và là nơi hội tụ các tinh hoa văn hóa dân tộc.

Phát triển Hà Nội thành trung tâm động lực kinh tế: khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực từ đất đai, tài nguyên. Ưu tiên đầu tư, phát triển các chương trình mục tiêu, dự án trọng điểm, đặc biệt là các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ cả vùng; đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển hạ tầng số, kinh tế số, xã hội số, hạ tầng giao thông, đô thị thông minh, để đi đầu trong những xu hướng phát triển mới.

Để giải quyết những thách thức trong triển khai, thực hiện Quy hoạch chung Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô, Luật Thủ đô 2024 đã có những chính sách đặc thù liên quan đến khu vực sông Hồng như: UBND TP được phép điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP; cho phép TP xây dựng các tuyến đê mới, phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ. Các khu vực bãi sông, bãi nổi được phép xây dựng các công trình không gian công cộng, nhưng không tôn cao để bảo đảm không cản trở dòng chảy; UBND TP được quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng các công trình tại bãi sông, bãi nổi, chính sách đặc thù về huy động nguồn lực về khoa học, công nghệ.

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội

Luật Thủ đô 2024: để người thu nhập thấp an cư lạc nghiệp
Phát triển Trung tâm Công nghiệp văn hóa làm phong phú thêm đời sống Nhân dân Thủ đô
Thành lập khu phát triển thương mại và văn hoá góp phần thúc đẩy thương mại kết hợp bảo tồn ngành nghề truyền thống
Gia Bảo
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động