Thứ năm 23/01/2025 06:07

Ảnh

Từ xưởng tranh sơn mài đến tương lai du lịch làng nghề

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Từ một xưởng tranh nằm giữa làng sơn mài Hạ Thái (Thường Tín), anh Dũng "dị" (hoạ sĩ Trần Công Dũng) đã tiên phong đưa dòng tranh tinh hoa làng nghề này trở thành một sản phẩm trải nghiệm du lịch độc đáo thu hút du khách mỗi ngày.
Từ xưởng tranh sơn mài đến tương lai du lịch làng nghề
Vừa qua, Hà Nội đã ra mắt tuyến du lịch làng nghề mới với tên gọi tuyến du lịch "Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội" gồm 2 tuyến Thanh Oai - Ứng Hoà - Mỹ Đức và tuyến Thanh Trì - Thường Tín - Phú Xuyên. Làng nghề sơn mài Hạ Thái (Duyên Thái, Thường Tín) là một trong những điểm đến du lịch trải nghiệm độc đáo, tìm hiểu về một sản phẩm tinh hoa của nghề thủ công truyền thống Hà Nội.
Từ xưởng tranh sơn mài đến tương lai du lịch làng nghề
Hoạ sĩ Trần Công Dũng có một xưởng tranh và sản phẩm sơn mài tại Hạ Thái, Thường Tín. Không chỉ dừng lại ở tranh, anh Dũng còn tìm thêm hướng đi mới hơn cho sản phẩm làng nghề khi tăng cường tính ứng dụng từ sơn mài vào các vật dụng hàng ngày, mang lại hiệu quả sử dụng và tính thẩm mỹ cao.
Từ xưởng tranh sơn mài đến tương lai du lịch làng nghề
Hoạ sĩ Trần Công Dũng tâm sự, quê hương của anh ở Tuyên Quang. Duyên nợ với nghệ thuật khiến anh đã ở lại Hà Nội và chọn mở xưởng tại làng sơn mài Hạ Thái. Từ tính ứng dụng của sơn mài, anh Dũng đã sớm nghĩ đến việc đưa nghệ thuật sơn mài tinh hoa trở thành một sản phẩm du lịch. Từ năm 2016, anh Dũng đã tiên phong thử nghiệm du lịch trải nghiệm làm sản phẩm đồ sơn mài.
Từ xưởng tranh sơn mài đến tương lai du lịch làng nghề
Theo anh Dũng, đưa sơn mài trở thành một sản phẩm du lịch không phải là điều dễ dàng. Bởi lẽ, sơn mài là sản phẩm rất phức tạp và kì công trong quy trình thực hiện, thời gian hoàn thành rất lâu. Trong khi đó, sản phẩm trải nghiệm cần thời gian ngắn hơn do mỗi lượt trải nghiệm chỉ kéo dài không quá 1-2 tiếng. Làm thế nào để đơn giản hoá việc sản xuất nhưng không làm giảm đi những giá trị tinh hoa của nghề sơn mài thủ công không phải là bài toán dễ dàng.
Từ xưởng tranh sơn mài đến tương lai du lịch làng nghề
Sau nhiều lần thử nghiệm, anh Dũng đã hoàn thiện được quy trình trải nghiệm làm sản phẩm sơn mài. Những tấm phôi với hoa văn đường nét thô được anh Dũng kết hợp cùng những hộ làm sơn mài trong làng sản xuất số lượng lớn để du khách trải nghiệm. "Mỗi hộ sẽ đảm nhiệm một khâu trong sản xuất phôi, như thế sẽ giúp hạ giá thành sản phẩm hơn. Vì thế, chi phí để trải nghiệm làm sơn mài cũng được hạ xuống tối đa. Du khách có thể trải nghiệm, hoàn thành một sản phẩm và đưa sản phẩm về chỉ với chi phí khoảng 300-350.000 đồng" - anh Dũng cho biết thêm.
Từ xưởng tranh sơn mài đến tương lai du lịch làng nghề
Hiện nay, xưởng của anh Dũng thường xuyên đón khách đến “học sáng tác”, chủ yếu là người nước ngoài, họ đến học để hiểu hơn về nghề truyền thống sơn mài.
Từ xưởng tranh sơn mài đến tương lai du lịch làng nghề
"Hầu như ngày nào cũng có đoàn đến trải nghiệm. Ít thì một đoàn, nhiều thì 3-4 đoàn/ ngày. Phần lớn là các đoàn khách quốc tế. Họ cảm thấy rất thích thú khi tự tay trải nghiệm tự làm sơn mài" - anh Trần Công Dũng nói thêm.
Từ xưởng tranh sơn mài đến tương lai du lịch làng nghề
Hơn 9 năm qua, xưởng của hoạ sĩ Dũng Dị đã đón hàng nghìn du khách quốc tế tới để trải nghiệm. Theo anh chia sẻ, trong vòng vài tiếng đồng hồ, khách tới trải nghiệm có thể hoàn thiện một sản phẩm và có thể đem về ngay trong ngày.
Từ xưởng tranh sơn mài đến tương lai du lịch làng nghề
Để đơn giản và tiện nhất với du khách, anh Dũng lựa chọn dòng sơn mài khảm vỏ trứng cho du khách trải nghiệm. Khách sẽ dùng những chiếc búa để gõ nhẹ trên tấm phôi để hoàn thiện sản phẩm.
Từ xưởng tranh sơn mài đến tương lai du lịch làng nghề
Ở công đoạn cuối cùng, du khách cũng có thể lựa chọn phủ vàng hoặc bạc để hoàn thiện thêm cho tác phẩm.
Từ xưởng tranh sơn mài đến tương lai du lịch làng nghề
Trước đây, hoạt động trải nghiệm làm đồ sơn mài mới chỉ xuất hiện duy nhất tại xưởng sản xuất của họa sĩ Dũng Dị. Hiện nay, hoạt động này cũng đang được thí điểm thử nghiệm thêm ở nhiều hộ khác trong làng Hạ Thái.
Từ xưởng tranh sơn mài đến tương lai du lịch làng nghề
Theo chia sẻ của họa sĩ Dũng Dị, anh không lựa chọn xưởng ở trung tâm TP, mà chọn làng Hạ Thái vì nhiều lợi thế mà địa phương đem lại. Anh cho biết: “Các sản phẩm sơn mài tôi làm ra đòi hỏi nhiều công đoạn, và cần đến sự hỗ trợ của các xưởng, như tiện gỗ, sơn phoóc… Nếu không về làng mở xưởng thì có lẽ xưởng của tôi phải lên tới hàng chục nhân công, còn hiện nay tôi chỉ cần vài ba nhân công là đủ”.
Từ xưởng tranh sơn mài đến tương lai du lịch làng nghề
Một góc xưởng của hoạ sĩ Trần Công Dũng đầy ắp du khách nước ngoài đang trải nghiệm hoạt động làm sơn mài.
Từ xưởng tranh sơn mài đến tương lai du lịch làng nghề
Từ xưởng tranh sơn mài đến tương lai du lịch làng nghề
Hàng ngày, anh Dũng vẫn tận tình hướng dẫn cho khách từ khảm vỏ trứng và các vật liệu khác và làm ra những tác phẩm nho nhỏ ngay tại xưởng. Điều anh mong nhất là ngày càng có nhiều họa sĩ, đặc biệt là những họa sĩ trẻ tiếp tục sử dụng chất liệu truyền thống để sáng tác và cống hiến cho nghệ thuật truyền thống.
15.000 mảnh gốm kể chuyện tàu điện Hà Nội
Toàn cảnh lễ trao giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục năm 2024
Khánh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động