Lấy ý kiến Nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên![]() |
Du khách quốc tế tới Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: Khánh Huy |
UBND TP hoặc cơ quan được phân cấp, uỷ quyền quyết định thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa
Theo dự thảo, Nghị quyết này quy định về thẩm quyền thành lập; trình tự, thủ tục thành lập; tổ chức, hoạt động, biện pháp quản lý và các chính sách ưu đãi đối với trung tâm công nghiệp văn hóa.
Dự thảo Nghị quyết áp dụng cho cơ quan quản lý Nhà nước thuộc TP Hà Nội; DN, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức, cấ nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý đối với trung tâm công nghiệp văn hoá và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Về thẩm quyền thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa, UBND TP hoặc cơ quan được phân cấp, uỷ quyền quyết định thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa có phạm vi thuộc địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên; UBND cấp huyện thuộc Thành phố quyết định thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình. Đáng chú ý, dự thảo Nghị quyết quy định về đầu tư thành lập trung tâm công nghiệp văn hoá sử dụng ngân sách Nhà nước. Cụ thể, UBND cấp có thẩm quyền đầu tư xây dựng trung tâm công nghiệp văn hoá trong các trường hợp sau đây:
Thực hiện dự án đầu tư công có sử dụng đất để xây dựng trung tâm công nghiệp văn hoá tại khu vực bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa theo quy hoạch được phê duyệt; đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình tài sản công có sẵn để sử dụng làm trung tâm công nghiệp văn hoá theo quy hoạch được phê duyệt.
UBND TP thành lập đơn vị sự nghiệp công lập hoặc nhượng quyền cho doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa để quản lý, vận hành hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này.
Đơn vị sự nghiệp công lập được quyền thực hiện việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết đối với công trình, hạng mục công trình của trung tâm công nghiệp văn hoá theo quy định của Nghị quyết số 28/2024/NQ-HĐND ngày 19/11/2024 của HĐND TP Hà Nội quy định việc sử dụng tài sản công của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
Doanh nghiệp, hợp tác xã được nhượng quyền khai thác, quản lý trung tâm công nghiệp văn hóa theo quy định của Nghị quyết số 27/2024/NQ-HĐND ngày 19/11/2024 của HĐND TP Hà Nội quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội.
Liên quan đến quyền của nhà đầu tư xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa, nhà đầu tư có các quyền: vận động, tiếp nhận dự án đầu tư, hoạt động văn hoá vào trung tâm công nghiệp văn hóa trên cơ sở quy hoạch chi tiết và lĩnh vực hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; huy động vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trung tâm công nghiệp văn hóa theo quy định của pháp luật; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhà xưởng, công trình văn hoá, cửa hàng dịch vụ để cho thuê theo quy định của pháp luật;
Kinh doanh, cung cấp các dịch vụ công cộng, tiện ích khác trong trung tâm công nghiệp văn hóa theo quy định của pháp luật; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động, đăng ký kinh doanh, thu hồi ưu đãi đầu tư hoặc xử lý đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, tổ chức hoạt động, sự kiện văn hoá trong trung tâm công nghiệp văn hóa vi phạm pháp luật và hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết này và quyền, lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật liên quan.
![]() |
Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, thu hút nhiều du khách ghé thăm. Ảnh: Khánh Huy |
Những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa
Luật Thủ đô 2024 có quy định mới về việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa. Các khu này được thành lập trên cơ sở các khu phố, tuyến phố, làng nghề, điểm dân cư nông thôn hiện hữu, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản. Mỗi khu sẽ có một Hội đồng quản lý, điều hành gồm đại diện chính quyền cơ sở, tổ chức chính trị - xã hội, đại diện cơ sở sản xuất kinh doanh và cộng đồng dân cư. Việc thành lập các khu này phải được đa số đại diện trong khu vực đồng thuận và thực hiện theo đề án do Ủy ban nhân dân TP phê duyệt.
Về cơ chế huy động nguồn lực, Luật có nhiều quy định mới và đột phá. Thành phố được phép áp dụng phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực văn hóa, thể thao với quy mô tương đương các dự án y tế, giáo dục. Các nhà đầu tư được hưởng ưu đãi cao hơn quy định hiện hành về tiền thuê đất, thuê mặt nước và thuế thu nhập doanh nghiệp khi đầu tư vào lĩnh vực thể thao và 12 ngành công nghiệp văn hoá.
Đặc biệt, Luật cho phép ký hợp đồng nhượng quyền khai thác, quản lý công trình văn hoá, thể thao là tài sản công cho nhà đầu tư, doanh nghiệp trong thời gian nhất định, nhằm tăng hiệu quả khai thác và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội.
Có thể nói, Luật Thủ đô 2024 đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội nhìn nhận, đây không chỉ là sự hoàn thiện khung pháp lý mà còn là bước tiến lớn trong việc xây dựng một nền văn hóa đô thị hiện đại, đa dạng, vừa bảo tồn được bản sắc truyền thống, vừa thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới.
“Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam”.
Luật Thủ đô 2024 quy định rõ, việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Đáng quan tâm, thành phố Hà Nội được thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa trên cơ sở các khu phố, tuyến phố, làng nghề, điểm dân cư nông thôn hiện hữu để huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển các hoạt động dịch vụ, thương mại, văn hóa tại khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa, trên cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện về văn hóa kinh doanh, an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường cao hơn so với quy định chung để thu hút, phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại trên địa bàn, cải thiện điều kiện sống của người dân, bảo tồn các ngành, nghề truyền thống.
Luật Thủ đô năm 2024 là văn bản pháp lý quan trọng được ban hành nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển Thủ đô, đặc biệt là các định hướng từ Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. So với Luật Thủ đô năm 2012, Luật mới có cấu trúc toàn diện và đầy đủ hơn với 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương và 32 điều), thể hiện tính đột phá trong các cơ chế, chính sách đặc thù dành cho Thủ đô. Trong các quy định mới của Luật, điểm nổi bật là những chính sách về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Những quy định này nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô trở thành trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước, đồng thời phát triển theo định hướng "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại". |
Nhân dân đóng góp ý kiến vào dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) tại đây |
![]() | Giới thiệu Luật Thủ đô 2024 tới công chức tư pháp - hộ tịch, tổ trưởng tổ hòa giải |
![]() | Đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực |

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại