Thứ năm 24/07/2025 03:47
Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

Thành lập Quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách được đề xuất thành lập gồm 3 quỹ, đó là Quỹ Bảo tồn di sản và phát triển văn hóa Thủ đô, Quỹ Bảo tồn, tái thiết khu nội đô lịch sử của Thủ đô Hà Nội và Quỹ Học bổng dành cho học sinh tài năng của Thủ đô. TS.Trần Vũ Hải, trường ĐH Luật Hà Nội đã có một số góp ý cho Dự thảo Luật về vấn đề này.
-	Di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long là một trong các công trình văn hóa được bảo vệ, bảo tồn và phát huy từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Quỹ Bảo tồn di sản và phát triển văn hóa Thủ đô. Ảnh: Bạch Dương
Di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long là một trong các công trình văn hóa được bảo vệ, bảo tồn và phát huy từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Quỹ Bảo tồn di sản và phát triển văn hóa Thủ đô. Ảnh: Bạch Dương

Quỹ Bảo tồn di sản và phát triển văn hóa Thủ đô

Tại khoản 4 và 5 Điều 23 Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đề xuất thành lập Quỹ Bảo tồn di sản và phát triển văn hóa Thủ đô. Theo Dự thảo thì đây là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách để đầu tư cho nghiên cứu, bảo vệ di sản văn hóa, hỗ trợ hoạt động giáo dục, quảng bá và sáng tạo dựa trên di sản văn hóa Thủ đô…

Theo quan điểm của TS.Trần Vũ Hải, việc thành lập Quỹ Bảo tồn di sản và phát triển văn hóa Thủ đô là cần thiết trong bối cảnh hiện nay nhưng cần thiết chú ý những nội dung sau:

Một là, ngoài quy định tại Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) và thực tiễn hiện nay ở một số địa phương, cần dẫn chiếu thêm Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Tại Điều 57 Luật Di sản văn hóa có quy định Nhà nước khuyến khích việc xã hội hoá hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, đồng thời tại Điều 58 ghi nhận nguồn tài chính để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá bao gồm NSNN, các khoản thu từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hoá và tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Hai là, cần quy định rõ nhiệm vụ chi “ngoài nhiệm vụ chi của NSNN” được hiểu thế nào vì Luật Ngân sách nhà nước xác định nguyên tắc “không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của NSNN” chứ không phải là “ngoài nhiệm vụ chi của NSNN”...

Ba là, có thể gộp khoản 4 và 5 của Điều 23 thành một khoản để đảm bảo tính liên tục của quy định. Không nên viết là “Quỹ Bảo tồn di sản và phát triển văn hóa Thủ đô hoạt động theo các quy định sau đây”, vì quy định để quản lí Quỹ này không chỉ ở Điều 23 mà còn ở nhiều văn bản pháp luật khác. Thực chất, nội dung tại khoản 5 Điều 23 nên được xem là những nguyên tắc hoạt động của Quỹ thì đúng hơn. Do đó nên sửa lại là: “Quỹ Bảo tồn di sản và phát triển văn hóa Thủ đô hoạt động theo các nguyên tắc sau đây.”

Bốn là, đối với Điều 23 nói chung và khoản 4, 5 nói riêng, để có thể thực hiện được trên thực tế thì rất cần việc quy định chi tiết của Chính phủ, nhất là trong bối cảnh chưa có quy định cụ thể về Quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách. Do đó, khoản cuối cùng của Điều 23 nên là quy định “Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.

Quỹ Bảo tồn, tái thiết khu nội đô lịch sử của Thủ đô Hà Nội

Tại khoản 6 và 7 Điều 32 Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đề xuất thành lập Quỹ Bảo tồn, tái thiết khu nội đô lịch sử của Thủ đô Hà Nội để thực hiện cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa khu vực nội đô lịch sử…

TS.Trần Vũ Hải cho rằng, việc thành lập Quỹ Bảo tồn, tái thiết khu nội đô lịch sử của Thủ đô Hà Nội về cơ bản là hợp lí và góp ý thêm một số nội dung: Một là, cần quy định để xác định rõ để không chồng lấn về chức năng của Quỹ Bảo tồn, tái thiết khu nội đô lịch sử của Thủ đô Hà Nội với Quỹ Bảo tồn di sản và phát triển văn hóa Thủ đô.

Hai là, cần hết sức cân nhắc quy định về nguồn thu khác của Quỹ gồm khoản “đóng góp của các chủ đầu tư xây dựng các khu đô thị mới” và khoản “trích một phần lợi nhuận để nộp quỹ” của cá nhân kinh doanh dịch vụ, du lịch tại khu vực nội đô lịch sử, các khu thúc đẩy thương mại, văn hoá. Quy định như vậy được hiểu là các khoản thu bắt buộc, trong khi đó cơ sở cho các khoản thu này không thật sự hợp lí…

Ba là, về mặt kĩ thuật, góp ý đối với nội dung này cũng tương tự như đối với phần quy định về Quỹ Bảo tồn di sản và phát triển văn hóa Thủ đô. Tức là cũng nên gộp khoản 6 và khoản 7 Điều 32 thành một khoản, đồng thời khoản cuối cùng của Điều 32 nên là quy định “Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.

Quỹ Học bổng dành cho học sinh tài năng của Thủ đô

Tại điểm c khoản 5 Điều 24 Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có quy định về Quỹ Học bổng dành cho học sinh tài năng của Thủ đô được tuyển chọn, cử đi học tập, đào tạo ở các cơ sở giáo dục và đào tạo có uy tín trên thế giới, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển của Thủ đô.

Theo TS.Trần Vũ Hải, chủ trương quy định thành lập Quỹ Học bổng dành cho học sinh tài năng của Thủ đô chưa thật sự “chín”. Mặc dù GD&ĐT là một chính sách quan trọng, nhưng chính sách này đúng với cả nước, không chỉ riêng Hà Nội, tức là việc thành lập quỹ này không đảm bảo tính chất đặc thù chỉ có ở Thủ đô.

Trong khi, với mức độ phát triển của giáo dục Hà Nội cùng mặt bằng thu nhập của người dân, việc khuyến khích thông qua học bổng sẽ tạo cảm giác là “nước chảy chỗ trũng”, là “hỗ trợ người giàu”. Còn đối với các đối tượng khó khăn thực sự thì đã chính sách chung của Nhà nước.

Trên thực tế, chính sách đầu tư phát triển nhân tài thông qua cử đi đào tạo ở nước ngoài đã được một số địa phương triển khai trong thời gian qua nhưng không thu được kết quả như kì vọng. Do đó, việc thành lập quỹ này là chưa phù hợp tại thời điểm hiện nay.

Theo TS.Trần Vũ Hải có 02 phương án trung dung hơn có thể nghiên cứu. Một là, có thể thành lập Quỹ, nhưng chỉ là quỹ tự nguyện, không phải sử dụng NSNN để cấp vốn điều lệ.

Hai là, thành lập Quỹ đào tạo, bồi dưỡng nhân lực chất lượng cao dành cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan của TP Hà Nội, chứ không phải dành cho học sinh trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Nâng cao chất lượng thực hiện chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa
Giải pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô
Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Sau 2 ngày (18-19/7) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc chiều 19/7. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị.
Việt Nam mong muốn cùng bạn bè quốc tế tôn vinh những giá trị trường tồn của độc lập và tự do

Việt Nam mong muốn cùng bạn bè quốc tế tôn vinh những giá trị trường tồn của độc lập và tự do

Lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9 là để khẳng định lại ý nghĩa lớn lao đó, để tôn vinh những thành tựu của Nhân dân Việt Nam trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII đã xây dựng dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội. Thành phố công bố Dự thảo này để lấy ý kiến góp ý rộng khắp của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Thời gian lấy ý kiến từ 15/7 đến 30/7/2025.
Đưa thể chế từ "điểm nghẽn của điểm nghẽn" thành lợi thế cạnh tranh quốc gia

Đưa thể chế từ "điểm nghẽn của điểm nghẽn" thành lợi thế cạnh tranh quốc gia

Kết luận phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 7/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư nguồn lực con người, tài chính, cơ sở vật chất để thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm là cơ bản tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, pháp luật trong năm 2025, kiến tạo phát triển, phục vụ nhân dân, đưa thể chế từ "điểm nghẽn của điểm nghẽn" thành lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Phát triển xã Phúc Thọ trở thành đô thị sinh thái, điểm sáng đổi mới của Thủ đô

Phát triển xã Phúc Thọ trở thành đô thị sinh thái, điểm sáng đổi mới của Thủ đô

Sáng 23/7, Đảng bộ xã Phúc Thọ trọng thể tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Phúc Thọ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 với sự tham dự của 220 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 3.400 đảng viên trong toàn Đảng bộ xã.
Ngoại giao kinh tế là đòn bẩy chiến lược trong thực hiện mục tiêu phát triển năm 2025

Ngoại giao kinh tế là đòn bẩy chiến lược trong thực hiện mục tiêu phát triển năm 2025

Ngày 22/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2025.
Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Ngày 7/7, các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn đồng chủ trì cuộc họp nghe các đơn vị báo cáo về công tác cải tạo, chỉnh trang, vệ sinh môi trường hai bên sông Tô Lịch và việc bổ cập nước vào sông Tô Lịch.
Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Thực hiện Kế hoạch số 341-KH/TU ngày 12/6/2025 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn TP Hà Nội”, từ ngày 20/6 đến ngày 26/6/2025, các đơn vị hành chính mới trên địa bàn huyện Gia Lâm tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo quy định.
Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với tỷ lệ tán thành tuyệt đối (470/470 đại biểu) là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và lòng tin của Nhân dân vào chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước. Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội trân trọng giới thiệu một số ý kiến của người dân trước quyết sách quan trọng này.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động