Thứ năm 23/01/2025 13:47

Giá khám chữa bệnh theo yêu cầu dự kiến tăng từ tháng 4/2023

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện đã cơ bản hoàn thành dự thảo Thông tư quy định giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở khám chữa bệnh công lập cung cấp, chuẩn bị báo cáo Thủ tướng trước khi ban hành dự kiến vào tháng 4/2023.
Giá khám chữa bệnh theo yêu cầu dự kiến tăng từ tháng 4/2023
Theo dự thảo, giá giường nằm tại phòng điều trị theo yêu cầu (chưa bao gồm tiền thuốc, các dịch vụ kỹ thuật y tế) tối đa 3 triệu đồng một ngày với bệnh viện hạng đặc biệt, hạng một, mỗi phòng một giường. Cùng hạng bệnh viện này, nếu phòng có hai giường giá 2,5 triệu đồng/giường; phòng 3 giường giá 1,5 triệu đồng/giường, phòng 4 giường giá 1,3 triệu đồng/giường

Theo Dự thảo của Bộ Y tế, dịch vụ khám bệnh theo yêu cầu (chưa kể các dịch vụ chiếu, chụp, chẩn đoán, xét nghiệm và các thủ thuật) ở bệnh viện hạng đặc biệt, hạng một như Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Chợ Rẫy, Trung ương Huế... tối đa 300.000 đồng/lần khám.

Các cơ sở y tế khác giá tối đa 200.000 đồng/lần khám. Trường hợp mời các chuyên gia trong và ngoài nước khám, tư vấn sức khỏe, giá theo thỏa thuận giữa cơ sở y tế và người sử dụng dịch vụ.

Giá giường nằm tại phòng điều trị theo yêu cầu (chưa bao gồm tiền thuốc, các dịch vụ kỹ thuật y tế) tối đa 3 triệu đồng một ngày với bệnh viện hạng đặc biệt, hạng một, mỗi phòng một giường. Cùng hạng bệnh viện này, nếu phòng có hai giường giá 2,5 triệu đồng/giường; phòng 3 giường giá 1,5 triệu đồng/giường, phòng 4 giường giá 1,3 triệu đồng/giường.

Các cơ sở y tế khác tại Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, giá giường nằm tối đa 2 triệu đồng/giường.

Như vậy, giá giường nằm đề xuất trong dự thảo thông tư cao hơn khoảng 1 triệu đồng so với mức cao nhất đang áp dụng tại các bệnh viện công lớn. Về yêu cầu đối với cơ sở khám chữa bệnh có cung ứng dịch vụ theo yêu cầu, Dự thảo nêu cơ sở y tế được quyết định và thu theo mức giá dịch vụ theo yêu cầu khi bảo đảm một số chỉ tiêu chất lượng. Trong đó, bảo đảm mỗi bác sĩ, chuyên gia khám, tư vấn tối đa không quá 45 người/ngày làm việc 8 giờ.

Đối với các dịch vụ kĩ thuật y tế, các cơ sở đang sử dụng tài sản công để hoạt động dịch vụ theo yêu cầu và có số giường bệnh theo yêu cầu cao hơn 15% tổng số giường bệnh, thì phải xây dựng lộ trình để giảm dần số giường này, bảo đảm đến hết năm 2024 còn dưới 15% (trừ số giường bệnh theo yêu cầu do đơn vị vay vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy định để đầu tư khu vực khám, chữa bệnh theo yêu cầu độc lập với khu vực thông thường).

Ông Hà Anh Đức - Chánh văn phòng Bộ Y tế cho biết, có ý kiến cho rằng, giá khám chữa bệnh dịch vụ theo yêu cầu “không cần khống chế trần vì phụ thuộc thị trường, ai có nhiều tiền thì trả tiền”. Tuy nhiên, vẫn cần kiểm soát giá dịch vụ này tại các bệnh viện. Bệnh viện phải được giám sát căn cứ áp dụng mức giá dịch vụ, tại sao tiền giường nằm của bệnh nhân 5 triệu hay 10 triệu đồng/ngày. Không phải bệnh nhân có tiền là trả nhiều tiền mà cần chi trả hợp lý.

Trước đó, năm 2019, Bộ Y tế cũng đã ban hành thông tư về giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Chính phủ đã yêu cầu tạm dừng triển khai thông tư.

Đến nay, Bộ Y tế triển khai xây dựng lại dự thảo thông tư về giá khám chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở y tế. Đến nay, dự thảo đã cơ bản hoàn thành việc lấy ý kiến các bộ, ngành và chuẩn bị báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước khi ban hành.

Theo ông Nguyễn Tường Sơn - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế, gần đây nhất, Luật Khám chữa bệnh sửa đổi đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2024 cũng xác định, đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa tại các cơ sở y tế và giao Bộ Y tế xây dựng phương pháp định giá, từ đó các cơ sở y tế tự quyết định về giá khám chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở mình.

Trong dự thảo thông tư tiếp tục khẳng định, việc khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập vẫn phải đảm bảo quy định theo định mức kinh tế kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành đối với tất cả các đối tượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh BHYT, hoặc không có BHYT, hoặc khám chữa bệnh theo yêu cầu. Chỉ xây dựng các dịch vụ phát sinh, ngoài định mức kinh tế kỹ thuật theo yêu cầu của người bệnh, hoặc những dịch vụ do các hoạt động xã hội hóa, liên doanh liên kết, hoặc do các cơ sở y tế tự đầu tư riêng biệt.

Cần làm rõ giá dịch vụ khám, chữa bệnh và niêm yết công khai
"Nóng" việc tự chủ bệnh viện và giá các dịch vụ khám, chữa bệnh
Triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023
Thái Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động