Chủ nhật 04/05/2025 13:07

Người đàn ông chịu hơn 200 vết rắn cắn trong 18 năm để tìm ra thuốc giải độc phổ quát

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo BBC đưa tin, ông Tim Friede đã tự tiêm nọc độc của nhiều loài rắn độc nhất thế giới (mamba, hổ mang, taipan, kraits) hơn 700 lần và bị cắn hơn 200 lần trong suốt 18 năm. Hành trình của ông Tim Friede có thể là bước tiến quan trọng để tìm ra thuốc giải độc phổ quát, cứu sống hàng trăm nghìn người mỗi năm.
Ông Tim Friede (giữa) đã chịu hơn 200 vết cắn và hơn 700 mũi tiêm chứa nọc rắn giúp phát triển các liệu pháp tốt hơn cho nạn nhân bị rắn cắn. Ảnh: Jacob Glanville
Ông Tim Friede (giữa) đã chịu hơn 200 vết cắn và hơn 700 mũi tiêm chứa nọc rắn với mục đích giúp phát triển các liệu pháp tốt hơn cho nạn nhân bị rắn cắn. Ảnh: Jacob Glanville

Ở các thử nghiệm trên động vật, kháng thể tìm thấy trong máu của Friede được chứng minh có khả năng chống lại liều nọc rắn gây tử vong từ nhiều loài khác nhau.

Ban đầu, ông chỉ muốn tăng cường khả năng miễn dịch để bảo vệ bản thân khi tiếp xúc với rắn. Friede đã ghi lại hành trình này trên YouTube. Tuy nhiên, cựu thợ sửa xe tải cho biết ông đã “hoàn toàn sai lầm” ngay từ đầu khi bị rắn hổ mang cắn liên tiếp 2 lần khiến ông rơi vào hôn mê. Dù vậy, động lực của Friede là phát triển các liệu pháp điều trị tốt hơn cho người khác trên thế giới.

Thuốc giải độc hiện được sản xuất bằng cách tiêm liều nhỏ nọc rắn vào động vật như ngựa. Hệ miễn dịch của chúng sẽ tạo kháng thể chống lại nọc độc, và kháng thể này được thu hoạch để sử dụng làm thuốc điều trị. Tuy nhiên, nọc độc và thuốc giải độc phải được khớp chính xác với nhau như “khóa và chìa” vì độc tố trong mỗi loài rắn khác nhau. Thậm chí trong cùng một loài cũng có sự khác biệt lớn - huyết thanh sản xuất từ rắn ở Ấn Độ không hiệu quả bằng khi dùng cho cùng loài rắn ở Sri Lanka.

Một nhóm nhà nghiên cứu đã bắt đầu tìm kiếm loại phòng thủ miễn dịch gọi là kháng thể trung hòa phổ rộng. Thay vì tấn công phần độc tố riêng biệt của mỗi loài, chúng nhắm vào những phần chung giữa nhiều loại độc tố. Đó là lúc tiến sĩ Jacob Glanville, Giám đốc điều hành công ty công nghệ sinh học Centivax, biết đến Tim Friede. Ông Friede đã đồng ý, và nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt đạo đức vì chỉ lấy máu, chứ không liên quan đến việc tiêm thêm nọc độc.

Nghiên cứu tập trung vào họ rắn hổ (elapid) - một trong hai họ rắn có nọc độc - bao gồm rắn san hô, mamba, hổ mang, taipan và kraits. Rắn hổ chủ yếu sử dụng độc tố thần kinh, khiến con mồi bị tê liệt và có thể tử vong do các cơ cần thiết để thở ngừng hoạt động.

Các nhà nghiên cứu đã chọn 19 loài rắn trong họ rắn hổ được Tổ chức Y tế Thế giới xác định là những loài rắn nguy hiểm nhất hành tinh. Sau đó, họ tìm kiếm kháng thể chống lại nọc của chúng trong máu của Friede.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Cell, xác định được 2 kháng thể trung hòa phổ rộng có thể vô hiệu hóa 2 nhóm độc tố thần kinh. Họ bổ sung thêm một loại thuốc để nhắm vào nhóm thứ 3, tạo nên hỗn hợp thuốc giải độc. Trong thí nghiệm trên chuột, hỗn hợp này giúp các con vật sống sót sau liều gây tử vong từ 13/19 loài rắn độc. Đối với 6 loài còn lại, thuốc có hiệu quả bảo vệ một phần.

Hành trình kéo dài 18 năm của ông Friede có thể là bước tiến quan trọng trong việc tìm ra thuốc giải độc phổ quát chống lại mọi vết rắn cắn - điều có thể cứu sống hàng trăm nghìn người mỗi năm. Rắn cắn hiện giết chết tới 140.000 người mỗi năm và khiến số người phải cắt cụt chi hoặc tàn tật vĩnh viễn gấp 3 lần.

Cuộc săn lùng các kháng thể vẫn đang tiếp tục nhờ mẫu máu của ông Friede.

Giáo sư Nick Casewell - người đứng đầu trung tâm nghiên cứu và can thiệp rắn cắn tại Trường Y Nhiệt đới Liverpool cho biết, phạm vi bảo vệ trong nghiên cứu này “hoàn toàn mới” và cung cấp “bằng chứng mạnh mẽ” rằng đây là hướng đi khả thi. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý, huyết thanh này cần được thử nghiệm rộng rãi trước khi có thể sử dụng cho con người.

Hồ trên trái đất "ngộp thở" vì thiếu oxy: cảnh báo hệ sinh thái suy thoái
Leo núi Phú Sĩ: du khách phải trả phí và những quy định mới từ mùa Hè năm 2025
Sông băng tan nhanh chưa từng có: 2 tỷ người đối mặt với khủng hoảng
Mây Hạ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động