Thứ năm 23/01/2025 06:20

Truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người cáo tuổi có khó khăn về tài chính

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Năm 2024, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội đã phối hợp với các Hội người cao tuổi tổ chức 21 cuộc truyền thông về trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật tại cơ sở cho người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính.
Truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người cáo tuổi có khó khăn về tài chính
Báo cáo viên Nguyễn Thị Vinh - Trung tâm trợ giúp pháp lý TP Hà Nội truyền đạt nội dung tuyên truyền về trợ giúp pháp lý cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý. Ảnh: N.M

Thực hiện Kế hoạch số 283/KH-UBND ngày 28/10/2022 của UBND TP Hà Nội triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính trên địa bàn TP giai đoạn 2022-2030. Ngay từ đầu năm 2024, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch thực hiện các hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật tại cơ sở cho người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính trên địa bàn TP Hà Nội.

Theo đó, Trung tâm đã phối hợp với các Hội người cao tuổi tổ chức 21 cuộc truyền thông về trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật tại cơ sở cho người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính.

Tại các buổi truyền thông, trợ giúp viên pháp lý làm báo cáo viên đã chia sẻ đến các hội viên về Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2009. Các quy định của luật như: người cao tuổi là “công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”.

Theo luật này, người cao tuổi có quyền như được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe; quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn; được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan… và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Trợ giúp pháp lý là dịch vụ sự nghiệp công thiết yếu, do Nhà nước bảo đảm, cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định, qua đó góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

Hiện nay, quyền được trợ giúp pháp lý của ngưởi cao tuổi được quy định tại Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Theo pháp luật trợ giúp pháp lý, người cao tuổi có khó khăn về tài chính (bao gồm người cao tuổi thuộc hộ cận nghèo và người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng), người cao tuổi thuộc hộ nghèo, người cao tuổi là người có công với cách mạng, người cao tuổi là người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo, người cao tuổi là người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí.

Trợ giúp pháp lý cung cấp các dịch vụ pháp lý tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng trong tất cả các lĩnh vực pháp luật, như dân sự, hình sự, hành chính, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Trợ giúp pháp lý được cung cấp trong những vụ việc trợ giúp pháp lý cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.

Người cao tuổi có khó khăn về tài chính và người cao tuổi thuộc diện được trợ giúp pháp lý khác có thể tự mình hoặc thông qua người thân, cơ quan, người tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý. Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, cần nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý và các giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

Hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý của người cao tuổi có khó khăn về tài chính có thể được nộp trực tiếp tại trụ sở tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử. Giấy tờ chứng minh là người cao tuổi có khó khăn về tài chính gồm một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội hoặc Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định người có tên trong giấy là người cao tuổi; các loại giấy tờ hợp pháp khác do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định được người thuộc diện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý. Trong trường hợp những người thuộc diện được trợ giúp pháp lý bị thất lạc các giấy tờ nêu trên thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy tờ đó.

Truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi thị xã Sơn Tây Truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi thị xã Sơn Tây

Trung tâm Trợ giúp Pháp lý Nhà nước TP Hà Nội đã tổ chức buổi truyền thông cho hội viên Hội người cao tuổi thị ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động